Nhân quyền trong lịch sử Việt Nam Nhân quyền tại Việt Nam

Trong lịch sử, người Việt Nam luôn phải đấu tranh giành quyền được sống trong độc lập tự do (một nhân tố cơ bản trong nhân quyền), và xây dựng cuộc sống nhân ái (yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa người và người). Trong hiện thực xã hội Việt Nam, hai phạm trù nhân quyền và nhân ái luôn gắn bó với nhau. Trong nhân quyền có nhân ái và ngược lại trong nhân ái có nhân quyền.[13] Một số ý kiến còn khẳng định rằng: "tổ tiên người Việt chúng ta đã tiến gần những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế ngày nay"[14]

Thời kỳ tiền phong kiến và phong kiến

Trong thời kỳ phong kiến, một số quyền con người cũng được pháp luật bảo vệ, điều này có thể do ảnh hưởng của triết lý Phật giáo và triết lý cai trị dựa trên sự khoan dung, nhân ái của Nho giáo. Trong luật pháp của Nhà Lê mà đặc biệt là Bộ Luật Hồng đức thì quyền bình đẳng đã được quy định trong tương quan nam và nữ (các bà có quyền làm nữ quan, với ưu đãi trong thủ tục thiết triều; vợ bình quyền với chồng về quyền dân sự và tài sản, trách nhiệm dân sự...), trong tương quan giữa các chủng tộc (người thiểu số được xét xử theo tục lệ của họ, được tự trị về hành chánh) hay một số chính sách kinh tế xã hội: nhà nước có nghĩa vụ giúp người nghèo khó,tật nguyền, cô nhi, quả phụ về lương thực, nơi ở, thuốc men; binh sĩ, tội nhân đang giam cầm, dân đinh đi sưu dịch cũng được săn sóc...[15] Đó là những quy định bảo vệ quyền của phụ nữ, bảo vệ quyền sống đối với người vô gia cư, người già, trẻ em (nhất là trẻ em gái), quyền được bảo vệ thân thể… sớm hơn tư tưởng nhân quyền của nhiều quốc gia phương Tây.[15]

Ở triều Trần, sau khi chiến thắng quân Nguyên - Mông, nhà Trần cũng đã tha cho nhiều tù binh, hàng tướng về nước, bảo toàn mạng sống cho họ (trừ trường hợp của Ô Mã Nhi), thời nhà Lê, thông qua hội thề Đông Quan, nghĩa quân Lam Sơn đã tha bổng và tạo điều kiện cho quân Minh trở về nước an toàn với chủ trương lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường đạo.[16] Thời Tây Sơn, sau khi đánh thắng quân Thanh, Quang Trung đã cho phép trao trả tù binh, thông thương giữa hai nước, cho Hoa kiều lập đền thờ các binh sĩ đã tử trận (Đền Sầm Nghi Đống, Gò Đống Đa...)

Năm 1292 vua Trần Nhân Tông đã ban hành một đạo chiếu với nội dung "Những người mua dân lương thiện làm nô tỳ thì phải cho chuộc lại". Năm 1401, nhà Hồ ban hành phép hạn nô, các quý tộc bị hạn chế số nô tì, số thừa ra (những nô tì không có chúc thư 3 đời) bị sung công, bồi thường cho chủ 5 quan một người.[17] Cho dù còn có những hạn chế nhưng chính sách này đã góp phần làm giảm lượng người lệ thuộc trong xã hội.

Có thể nói, Việt Nam tuy không phải là nơi sản sinh ra thuật ngữ nhân quyền nhưng rất giàu truyền thống nhân đạo, nhân văn và khái nhiệm nhân quyền đi liền với tinh thần nhân đạo, tình cảm yêu thương con người, tính nhân nghĩa, nhân ái. Nhân dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình và các giá trị nhân văn, cởi mở với sự đa dạng và dung hợp trong tiếp nhận giá trị từ bên ngoài. Tinh thần nhân đạo đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử Việt Nam.[18]

Thời kỳ 1945-1954

Bài viết hoặc đoạn này hiện đang gây tranh cãi về tính trung lập. Có thể có thảo luận liên quan tại trang thảo luận. Xin đừng xóa bảng thông báo này cho đến khi kết thúc hoặc đạt được đồng thuận trong vấn đề này.

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập năm 1945, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên đã được tổ chức trên phạm vi toàn quốc với sự tham gia bình đẳng của nam, nữ không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, thành phần xã hội.[19] Về chủ trương, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng tự do, dân chủ, nhân quyền là những giá trị cao quý, là lý tưởng phấn đấu của những người cộng sản, nhưng phê phán mạnh mẽ sự hạn chế của nhân quyền tư sản, sự lợi dụng các khẩu hiệu nhân quyền để lừa bịp, áp bức nhân dân lao động. Đồng thời, ông cũng phê phán và bác bỏ tính nửa vời, thiếu triệt để của chế độ dân chủ, nhân quyền tư sản. Theo Hồ Chí Minh, tự do cá nhân phải gắn chặt với tự do dân tộc của cả cộng đồng, một cá nhân sẽ không có tự do nếu sống trong một đất nước nô lệ.[20] Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Hồ Chí Minh đã nêu rõ quyền được sống, quyền được tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc, quyền được bình của mỗi người và của mỗi dân tộc là quyền do tạo hóa ban tặng và không thể bị tước bỏ.[21][22]

Sau năm 1945, lần đầu tiên trong lịch sử ở Việt Nam có bình đẳng nam nữ, xóa bỏ đa thê. Từ năm 1946, mọi công dân đủ năng lực pháp lý đều được đi bầu cử. Trong giai đoạn 1945-1958, chính quyền Hồ Chí Minh đã xây dựng hệ thống tòa án gồm ba loại: tòa án binh, tòa án đặc biệt và tòa án thông thường. Ngày 24-1-1946 Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra Sắc lệnh số 13 về tổ chức các Toà án và các ngạch Thẩm phán. Đây là Sắc lệnh đầu tiên quy định một cách đầy đủ tổ chức giải quyết các tranh chấp, xử phạt các việc vi cảnh ở cơ sở cũng như tổ chức các Toà án và quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của các ngạch Thẩm phán. Tại Chương VI bản Hiến pháp 1946 này quy định về “Cơ quan tư pháp”, theo đó Cơ quan tư pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gồm có: Toà án tối cao; các Toà án phúc thẩm; các Toà án đệ nhị cấp và sơ cấp. Cao viên Thẩm phán đều do Chính phủ bổ nhiệm. Trong khi xử việc hình thì phải có phụ thẩm nhân dân để hoặc tham gia ý kiến nếu là việc đại hình. Quốc dân thiểu số có quyền dùng tiếng nói của mình trước Toà án. Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn Luật sư. Trong khi xét xử, các viên Thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp.[23]

Sau đó, Việt Nam bước vào cuộc chiến chống sự tái xâm lược của Pháp. Lúc này, vấn đề nhân quyền bị xao lãng do cả nước đang dồn sức để tham chiến. Chính phủ kháng chiến của Hồ Chí Minh phải lên các chiến khu, điều kiện sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Tại các vùng do Pháp kiểm soát, tình trạng nhân quyền, đặc biệt trong các nhà tù xuống cấp nghiêm trọng. Các tù nhân chính trị ủng hộ Việt Minh hoặc các tù binh bị Pháp đối xử tàn tệ. Chế độ ăn uống của tù nhân trong nhà tù của Pháp thực hiện theo cách đấu thầu trong thời hạn một hoặc vài năm. Người trúng thầu đứng ra tổ chức các bữa ăn cho tù nhân. Để thu được nhiều lời chủ thầu thường thông đồng với ban kiểm tra bớt xén tiêu chuẩn trong khẩu phần ăn của tù nhân. Tình trạng sinh hoạt cũng không tốt khi thiếu nước sinh hoạt, thiếu quần áo, điều kiện vệ sinh không tốt. Các tù nhân trong nhà tù của Pháp gặp vấn đề về sức khỏe không được cứu chữa tạm thời. Chế độ lao động của tù nhân nặng nhọc, thời gian nghỉ không đủ để hồi phục sức khỏe.[24][25][26][27]

Ngược lại, Việt Minh đối xử với tù binh pháp với chính sách khoan hồng theo các quy định của quốc tế. Trong Trận Điên Biên Phủ, Bộ chỉ huy mặt trận của Việt Minh ra lệnh thành lập một trại tù thương và cử đội ngũ cán bộ y tế có chuyên môn giỏi được điều động về trại tù thương cùng một số bác sĩ quân y Pháp bị bắt làm tù binh, khẩn trương chăm sóc, điều trị tù thương với một chế độ ăn uống hợp lý theo chỉ định của các bác sĩ điều trị, sức khoẻ của tù thương dần dần hồi phục và chuyển dần về tuyến sau. Tù binh Pháp được phát gạo, thực phẩm, tự tổ chức nấu ăn trong khi lính Việt Minh thiếu ăn thậm chí còn phải nhường lương thực cho hàng binh đối phương,[28] Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, các nhà nghiên cứu phương Tây ước tính có tổng cộng 11.721 lính của quân đội liên hiệp Pháp bị bắt làm tù binh của Việt Minh, trong đó có 3.290 lính được thả tự do ngay trong thời gian chiến tranh vẫn đang tiếp diễn. 7.801 lính còn lại thì không được cả hai phía nhắc tới.[29] Sau này, Chính phủ Pháp công nhận, những người này thuộc nhóm hơn 12.900 tù binh liên hiệp Pháp được Việt Minh trao trả bằng nhiều đợt khác nhau cho tới tháng 10 năm 1954, 3 tháng sau khi Hiệp định có hiệu lực. Phía Pháp cũng thừa nhận là sau thời điểm đó, Việt Minh còn không giữ bất kỳ tù binh nào của liên hiệp Pháp.[30] Theo Hữu Ngọc thì Việt Minh là bên đầu tiên trên thế giới thả tù binh ngay giữa cuộc chiến, thậm chí tù binh Pháp được thả ở trong tình trạng nguyên vẹn, không thương tích, không bệnh tật. Ông cũng nói thêm là Việt Minh không có đủ điều kiện giam cầm tù binh mà phải để họ sống, sinh hoạt cùng với những người dân bình thường, với sự đối đãi tử tế của Việt Minh, không người tù binh nào quay lại chỉ đường cho quân đội liên hiệp Pháp tấn công Việt Minh. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, số tù binh của quân đội liên hiệp Pháp quá lớn (theo Việt Minh là 16.000 người, theo phía Pháp thì khoảng hơn 3.000 lính trong số này được thả trong lúc chiến dịch vẫn đang diễn ra) khiến Việt Minh không kịp chuẩn bị bộ máy, lương thực, quần áo... để tiếp nhận. Trong lúc đó, Việt Minh vẫn đang phải cứu chữa thương binh, chôn cất tử sĩ của họ, thu dọn chiến trường, thậm chí họ thiếu cả lương thực cho chính mình. Hữu Ngọc xác nhận trong số các tù binh của liên hiệp Pháp mà Việt Minh chưa kịp thả đã có hơn 1.000 người được cứu chữa kịp thời.[31]

Thời kỳ 1954-1975

Bài viết hoặc đoạn này hiện đang gây tranh cãi về tính trung lập. Có thể có thảo luận liên quan tại trang thảo luận. Xin đừng xóa bảng thông báo này cho đến khi kết thúc hoặc đạt được đồng thuận trong vấn đề này.

Miền Bắc

Nông dân tố cáo địa chủ trước tòa án nhân dân đặc biệt

Sau khi giành chính quyền Đảng Lao động Việt Nam thực hiện cải tạo công thương nghiệpcải cách ruộng đất nhằm quốc hữu hóa các doanh nghiệp tư nhân và tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân.[32]. Đến giữa năm 1960, việc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh đã mở rộng trong 31 tỉnh và thành phố. Tư bản lớn (thực chất chỉ là cỡ vừa theo tiêu chuẩn nước ngoài) đã bị loại bỏ. Đối tượng cải tạo trong đợt này phần lớn là tư sản loại nhỏ và vừa, kinh doanh thuộc nhiều ngành nghề[33].

Sau khi chiến thắng Pháp trong Chiến tranh Đông Dương, chính quyền Đảng Lao động Việt Nam thực hiện cải tạo công thương nghiệpcải cách ruộng đất nhằm quốc hữu hóa tư liệu sản xuất của xã hội cũng như xử lý hơn 2.000 mẫu ruộng bị bỏ hoang nhằm phục vụ phát triển kinh tế và sản xuất lương thực. Mục tiêu khác của Đảng Lao động là điều chỉnh công, thương nghiệp tư doanh, khuyến khích và giúp đỡ công, thương nghiệp chuyển đổi sang hình thức công tư hợp doanh và hợp tác xã. Nhà nước khôi phục và phát triển sản xuất; sửa chữa, khôi phục các tuyến đường giao thông. Thực hiện tăng thu, tiết kiệm chi, chống tham ô, lãng phí, thu đúng, thu đủ thuế nông nghiệp và thuế công, thương nghiệp. Đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh, áp dụng phương pháp cải tạo hòa bình.[34]

Về kinh tế, nhà nước không tịch thu tư liệu sản xuất của tư sản dân tộc mà dùng chính sách "chuộc lại". Đối với thợ thủ công, đưa họ vào các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, cung cấp nguyên vật liệu, công cụ, thiết bị, giúp từng bước cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản xuất góp phần thực hiện hoàn thành kế hoạch Nhà nước. Đối với những người buôn bán nhỏ thì giáo dục, giúp đỡ họ từng bước đi vào con đường làm ăn tập thể, chuyển phần lớn những người trong số họ sang sản xuất. Đến cuối nǎm 1957, giá trị sản lượng nông nghiệp và công nghiệp tính chung đã xấp xỉ nǎm 1939. Sản xuất nông nghiệp, nhất là lương thực đã vượt mức trước chiến tranh. Ba nǎm sau khi hoà bình lập lại, sản lượng thóc ở miền Bắc đạt được 4 triệu tấn, đảm bảo tự cung cấp theo mức bình quân khoảng 300 kg thóc một đầu người; đó là một thắng lợi to lớn về kinh tế và chính trị. Thủ công nghiệp khôi phục và phát triển nhanh, tǎng thêm nhiều ngành, nghề, nhiều sản phẩm mới. Sản xuất công nghiệp tuy chưa bằng trước chiến tranh nhưng hầu hết các nhà máy cũ đã chạy đều, được thay thế và bổ sung thiết bị, một số nhà máy mới được xây dựng thêm, cơ sở công nghiệp hiện đại tǎng nhiều hơn trước. Giá trị sản lượng công nghiệp và thủ công nghiệp chiếm một phần ba tổng giá trị sản lượng nông nghiệp và công nghiệp, trong đó công nghiệp hiện đại chiếm trên 9%.[32][35]

Tới năm 1960, cơ bản quá trình cải tạo kinh tế đã hoàn thành khi có 81% thợ thủ công chuyên nghiệp đã vào các hình thức hợp tác xã. Không kể các hợp tác xã đánh cá, làm muối, khai thác gỗ, thì đến cuối năm 1960 ở miền Bắc đã có 2760 hợp tác xã chuyên sản xuất các mặt hàng về thủ công nghiệp. Trong đó có 521 hợp tác xã bậc cao và 2239 hợp tác xã bậc thấp, 60% những người buôn bán nhỏ đã được cải tạo, tham gia vào các tổ mua bán hay các hợp tác xã mua bán và trên 10.000 người được chuyển sang các ngành sản xuất. Đến giữa năm 1961, có 180.000 tiểu thương tức 80% tống số mới được tổ chức lại trong các hợp tác xã trong đó có hơn 60 ngàn người đã chuyển hẳn qua sản xuất.[33]

Cải tạo kinh tế giai đoạn này cũng đã đem lại cho miền Bắc những thành quả nhất định như trong vòng 3 năm (1955 -1957) giá trị sản lượng công nghiệp quốc doanh tăng gấp 6,4 lần, từ 34,1 triệu đồng lên 219 triệu đồng, giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp - thủ công nghiệp miền Bắc tăng 269%, từ 310 triệu đồng lên 834 triệu đồng. Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng ngày càng vượt trội trong giá trị sản lượng khu vực công nghiệp hiện đại (từ 41,7% lên 66,6%), góp phần đưa tỉ lệ công nghiệp hiện đại trong nền kinh tế từ 1,5% lên 9,5% (năm 1939 tỷ lệ này là 10%). Nhờ duy trì tốc độ phát triển cao (trên 50% hàng năm) trong thời kỳ 1958-1960, vào năm 1960, công nghiệp quốc doanh đạt giá trị sản lượng 840 tr. đồng, bằng 383% giá trị sản lượng năm 1957 và gấp 25 lần giá trị sản lượng năm 1955.[36]

Theo tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 11 năm 1953, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 quyết định tiến hành việc cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam. Từ năm 1953 tới 1957, 810.000 hecta ruộng đất ở đồng bằng và trung du miền Bắc đã được phân chia cho 2 triệu hộ nông dân, chiếm khoảng 72,8% số hộ nông dân ở miền Bắc, giải quyết được tình trạng nhiều nông dân không có đất canh tác. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, việc thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam đã gây ra nhiều hậu quả to lớn, đã có rất nhiều người bị xử lý oan. Mức 5,68% địa chủ trong dân số địa phương là cao hơn rất nhiều so với thực tế. Tổng số người bị quy là địa chủ trong Cải cách ruộng đất đã được thống kê là 172.008 người; số người bị oan sai là 123.266 người, chiếm tỷ lệ 71,66%[37] Theo tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều nông dân trong tầng lớp trung nông đã bị đấu tố là địa chủ và việc đấu tố oan là do "bị địch lũng đoạn". Những sai lầm này, như đã được đề cập đến trong bài phát biểu tháng 10 năm 1956 tại Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của giáo sư, luật sư Nguyễn Mạnh Tường,[38] đã làm Đảng Lao động Việt Nam bị mất uy tín đối với nhiều người dân. Trong cuộc cải cách ruộng đất có nhiều sai lầm và khuyết điểm (như tuyên bố của Hội nghị Trung ương 10 của Đảng Lao động Việt Nam). Một số luật sư như Nguyễn Mạnh Tường đã công khai phê bình những sai lầm trong các bài phát biểu trước quốc hội. Sau đó, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công khai xin lỗi và lên kế hoạch sửa sai, bồi thường cho người bị oan.[39]. Nguyên nhân xuất phát từ việc Việt Nam mới từ một nước chuyển đổi từ thể chế quân chủ chuyên chế của chủ nghĩa phong kiến sang thể chế cộng hòa, tâm lý và nhận thức về các quyền con người bị ảnh hưởng nặng bởi các quan điểm phong kiến lạc hậu dẫn đến việc người dân và cán bộ có những nhận thức sai lầm trong thực hiện cải tạo kinh tế và cải cách ruộng đất.

Trong giai đoạn này, về mặt chính trị, tại miền Bắc tồn tại ba đảng phái bao gồm Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam và Đảng Lao động Việt Nam. Đảng Lao động Việt Nam chủ trương tập hợp quân chúng nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trước đó, các nhóm chính trị đối lập và thân Pháp đã tự nguyện di cư vào miền Nam cùng với Quân đội Liên hiệp Pháp. Theo Đảng Lao động Việt Nam, sự di cư của các nhóm thân Pháp và đối lập vào miền Nam là để củng cố chính quyền Ngô Đình Diệm và tạo đối trọng với lực lượng Việt Minh tại miền Nam (Hiệp định Geneva quy định tập kết chính trị tại chỗ nên lực lượng Việt Minh tại miền Nam không bị buộc phải di cư ra Bắc cùng Quân đội nhân dân Việt Nam).[40]. Phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm là một phong trào văn nghệ của giới trí thức miền Bắc thu hút nhiều văn nghệ sĩ, trí thức. Phong trào này xuất bản báo Nhân văn ra được 5 số và tạp chí Giai phẩm ra được 4 số rồi bị đình bản. Báo Nhân văn số 6 có bài kích động kêu gọi nhân dân xuống đường biểu tình. Song Đảng viên, công nhân nhà in Xuân Thu (nơi in báo Nhân văn) đã phát hiện ra và kịp thời kiến nghị với chính quyền để xử lý. Ngày 15-12-1956, Ủy ban Hành chính Thành phố đã ra quyết định đình bản và cấm lưu hành báo Nhân văn.[41] Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem đây là phong trào chống chính quyền của một nhóm trí thức do bị tình báo nước ngoài được cài ở miền Bắc lôi kéo, nhằm phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, phủ nhận quyền lãnh đạo Chính trị và Nhà nước duy nhất của Đảng Lao động Việt Nam. Nữ sĩ Thụy An bị kết án tội là hoạt động gián điệp, cùng với đó là bài báo công kích "mụ phù thủy hiện nguyên hình rắn độc", bị kết án 15 năm tù cùng với Nguyễn Hữu Đang trong phiên tòa ngày 21/1/1960 tại Hà Nội. Sau đó, hầu hết các văn nghệ sĩ tham gia Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm phải tham gia các khóa học tập về tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Một số bị treo bút một thời gian dài: Lê Đạt, Trần Dần, số khác không tiếp tục con đường sự nghiệp văn chương, thậm chí có người bị giam giữ trong một thời gian dài và tiếp tục bị giám sát trong nhiều năm sau khi mãn tù như trường hợp Nguyễn Hữu Đang. Dư luận chung thường gọi đây là "Vụ án Nhân Văn–Giai Phẩm". Sau sự kiện Nhân văn - Giai phẩm, các nhà xuất bản, tòa soạn báo tư nhân lần lượt bị đóng cửa. Tuy nhiên, sau này nhiều người được công khai xin lỗi và phục hồi nhân phẩm sau khi chính quyền nhận ra sai lầm của mình.

Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc, Chiến dịch Sấm Rền của Mỹ đã ném 864.000 tấn bom, khiến 72.000 dân thường Việt Nam bị chết và bị thương. Đặc biệt trong Chiến dịch Linebacker II kéo dài chỉ 12 ngày nhưng Mỹ đã thả hơn 36.000 tấn bom, vượt quá khối lượng bom đã ném trong toàn bộ thời kì từ 1969 đến 1971.[42] Làm 1.624 thường dân thiệt mạng. Điển hình là vào ngày 26 tháng 12 năm 1972 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội, các máy bay B-52 của Mỹ đã dội bom thẳng vào một bên dãy phố có đông dân thường sinh sống, giết chết 278 người.[43] Quân đội Mỹ đã thực hiện không kích vào nhiều khu vực trọng yếu như khu dân cư, đê điều khiến gây thiệt hại lớn về người và vật chất của nhân dân đặc biệt là vào mùa lũ những năm 1965, 1972. Tác giả Neil Sheehan viết "Không có lý do gì lính Mỹ cho rằng mạng sống của những người nông dân Việt Nam (ở cả hai miền) là quan trọng".[44]

Không quân Mỹ và không quân của hải quân Mỹ cùng các pháo hạm Mỹ đã phá hoại 100% các nhà máy điện, hơn 1.500 công trình thủy lợi, hơn 10.000 m đê xung yếu, 6 tuyến đường xe lửa với hầu hết cầu cống bị đánh sập, hơn 60 nông trường quốc doanh, trên 40.000 gia súc lớn. Các vụ không kích của Mỹ đã phá hoại 6 thành phố lớn, 28 thị xã, trong đó có 12 thị xã phị san phẳng, 96 thị trấn hơn 4.000 điểm dân cư cấp xã, trong đó có hơn 300 điểm bị hủy diệt hoàn toàn, phá hủy 350 bệnh viện, hơn 1.500 bệnh xã, trong đó có 300 bệnh viện bị hủy diệt; hơn 1.300 trường học bị phá hoại, hàng trăm chùa chiền, nhà thờ, di tích lịch sử bị trúng bom Mỹ. hơn 5.000.000 mét vuông nhà ở bị hư hỏng nặng, hàng chục vạn hecta đất canh tác bị ô nhiễm bom đạn không thể sử dụng được. Trong số 203.733 lần mục tiêu ở miền Bắc bị không quân và hải quân Mỹ bắn phá có 109.156 mục tiêu giao thông vận tải (chiếm 53,5%), 59.971 mục tiêu dân cư (chiếm 29,4%), 14.347 mục tiêu kinh tế dân sính (chiếm 7%), chỉ có 20.259 mục tiêu quân sự (chiếm 9,9%). Bình quân 1 km vuông lãnh thổ miền Bắc hứng chịu 6 tấn bom, mỗi người dân miền Bắc hứng chịu 45,5 kg bom. Các trận ném bom đã làm chết hơn 80.000 dân thường, hơn 120.000 người khác bị thương.[45]

Tù binh Hoa Kỳ ở miền Bắc được đối xử theo đúng quy định trong các công ước quốc tế về tù binh chiến tranh. Các tù binh Mỹ được giam giữ tại nhiều địa điểm nhưng nơi phổ biến với truyền thông nhất là nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. Theo Đại tá Trần Trọng Duyệt, nguyên Trại trưởng cuối cùng của Trại tù binh Hỏa Lò, tù binh Phi công Mỹ được giam giữ ở 3 địa điểm chính: một là khu vực Fafim đường Nguyễn Trãi bây giờ (tiếng lóng của tù binh Phi công Mỹ gọi địa điểm này là “Sở Thú”); hai là, số nhà 17, phố Lý Nam Đế (Phi công Mỹ gọi là “Đồn Điền”); và ba là Hỏa Lò (còn được tù binh Mỹ gọi hài hước là “Khách sạn Hilton”, hay “Khách sạn Vỡ Tim”).[46]

Chế độ dinh dưỡng cho tù binh Mỹ được thực hiện nhiều so với khẩu phần ăn của một người Việt Nam bình thường. Theo lời Đại tá Trần Trọng Duyệt, buổi sáng, tù binh Mỹ thường được ăn bánh mì với sữa hoặc đường. Đây là những thứ hàng xa xỉ mà thời ấy, những người Việt Nam bình thường chỉ những khi đau ốm mới được biếu và bồi dưỡng. Bữa trưa và bữa chiều, suất ăn của tù binh Mỹ là bánh mỳ kẹp trứng rán, hoặc thịt và một bát súp thịt hầm với khoai tây, hoặc rau các loại. Những người nghiện thuốc lá, mỗi ngày còn được phát 3 điếu Tam Đảo bao bạc. Những ngày lễ, ngày Tết (của cả Việt Nam và Mỹ), tù binh còn được cho ăn tươi đặc biệt hơn. Ngoài việc gói bánh chưng, cuốn nem rán, bộ phận hậu cần của trại thường mang giấy giới thiệu đi về tận Hà Bắc, hoặc Sơn Tây để mua gà tây về quay, chế biến món cơm rang thập cẩm (cơm có cả thịt, trứng và rau), uống với bia Trúc Bạch – thứ đồ uống mà tù binh Mỹ rất thích – ăn xong thường có hoa quả và bánh kẹo. Về mức chi thực phẩm cho tù binh Mỹ, lúc đầu là 1,6 đồng/ngày, nếu ồm đau là 3,2 đồng/ngày và tới cuối chiến tranh mức cao nhất là 7 đồng/ngày. Đây là mức chi rất lớn nếu so sánh mức ăn cao nhất của bộ đội Việt Nam chỉ có 1,2 đồng/ngày cho cấp Đại tá, lương tháng của một Trưởng ty công an tỉnh là 115 đồng. Phía Việt Nam xác định chăm sóc đảm bảo tốt sức khỏe cho tù binh cũng là một nhiệm vụ đặc biệt. Ngoài được tận tình cứu chữa vết thương do nhảy dù sau khi máy bay bốc cháy, các tù binh đã được những bác sĩ giỏi nhất ở các bện viện 108, 103, 354 của quân đội đến khám và chữa bệnh theo định kì. Cho nên, sau cú sốc thần kinh ban đầu lúc họ bị bắt, khi đã vào trại Hỏa Lò hầu hết các tù binh Mỹ đều ổn định tinh thần và sức khỏe rất nhanh. Hằng ngày, tù binh Mỹ được ra sân phơi nắng, chơi bóng chuyền, bóng rổ, chọc bi-a, đọc sách báo, nghe tin tức – kể cả tin tức của Mỹ và phương Tây – qua đài phát thanh mà trại tiếp âm, hoặc chọn những tù binh có giọng đọc tốt để đọc cho tất cả cùng nghe. Đặc biệt, trong các ngày lễ, ngày Tết của Mỹ như ngày Độc lập (4 tháng 7), ngày Lễ Tạ ơn, Noel, Tết Dương lịch…, tôn trọng tín ngưỡng của tù binh, trại còn cho mời cả mục sư Bùi Hoàng Thử đến làm lễ theo nghi thức tôn giáo cho số người theo đạo. Để thay đổi không khí, Ban quản lý trại giam cũng tổ chức cho các tù binh Mỹ đi tham quan Hà Nội. Để đảm bảo an toàn cho tù binh Mỹ, phía Việt Nam cho phép các tù binh ăn mặc như khách du lịch: cũng com-lê, ca -vát, giày đen… và đi theo hướng dẫn viên.[47] Trong trại Hỏa Lò có một nữ tù binh nguyên là sĩ quan quân y, phía Việt Nam đã bố trí cho cô này ở trong một phòng riêng với tiêu chuẩn của sỹ quan cao cấp.[48]

Miền Nam

Bài viết hoặc đoạn này hiện đang gây tranh cãi về tính trung lập. Có thể có thảo luận liên quan tại trang thảo luận. Xin đừng xóa bảng thông báo này cho đến khi kết thúc hoặc đạt được đồng thuận trong vấn đề này.
Thời kỳ Ngô Đình Diệm
Chính trị
Một tốp lính của Việt Nam Cộng hòa chặt đầu đối phương và giơ lên khoe (bên trái có một lính trẻ em cũng tham gia trong hình)

Thời kỳ này, tình hình nhân quyền ở miền Nam xuống cấp nghiêm trọng. Trong thời kỳ Tổng thống Ngô Đình Diệm, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thực hiện Tố Cộng diệt Cộng. Với Luật 10/59, chế độ Ngô Đình Diệm đã tổ chức các chiến dịch “Tố Cộng, diệt Cộng”, tiến hành càn quét khắp miền Nam, giết hại hàng loạt những người kháng chiến của Việt Minh. Hàng chục vạn người dân thường cũng bị bắt giữ vì tình nghi có liên quan tới Việt Minh, hàng ngàn làng mạc đã bị đốt phá, gây ra sự căm phẫn cho rất nhiều người dân miền Nam. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới Phong trào Đồng khởi của người dân miền Nam nhằm chống lại chế độ Ngô Đình Diệm[49].

Chính quyền Diệm với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đã huy động mọi lực lượng quân sự, an ninh, hành chính, tình báo, thông tin tuyên truyền v...v... thực hành cuộc càn quét, đàn áp toàn diện cả về quân sự, chính trị, tâm lý, kinh tế. Quân đội Ngô Đình Diệm gây ra những cuộc thảm sát đẫm máu ở Ngân Sơn, Chí Thạnh (Phú Yên), Chợ Được (Quảng Nam), Mỏ Cày, Bình Đại (Bến Tre), v.v... Quân đội Ngô Đình Diệm mở nhiều cuộc hành quân càn quét quy mô lớn, dài ngày như các “chiến dịch Thoại Ngọc Hầu” kéo dài 9 tháng (5-1956 đến 2-1957) ở 18 tỉnh miền Tây Nam Bộ, “chiến dịch Trương Tấn Bửu” trong 7 tháng (7-1956 đến 2-1957) ở 8 tỉnh miền Đông Nam Bộ... để triệt phá cách mạng, tàn sát những người ủng hộ Việt Minh, khủng bố những người kháng chiến chống Pháp mà Ngô Dình Diệm gọi là cộng sản hoặc phần tử thân cộng sản. Mỹ-Diệm đã ban hành Luật 10/59 “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, cho thành lập trên khắp miền Nam những nhà tù, trại giam, trại tập trung để giam giữ những người bị tình nghi ủng hộ Việt Minh[50]

Sang thời Đệ Nhất Cộng hòa, chiếu theo Điều 7 của Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956 thì "những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với nguyên tắc ghi trong Hiến pháp" nên chính phủ càng dựa vào đó bắt giam những người tình nghi là Việt Minh hoặc hợp tác với cộng sản.[51] Chính sách này được thực hiện thông qua Luật 10/59, một đạo luật "trị an", nhằm "trừng trị các hành động phá hoại an ninh quốc gia, tính mạng và tài sản của nhân dân, và quy định việc thiết lập các phiên tòa quân sự đặc biệt".[52]. Luật 10/59, được Quốc hội Việt Nam Cộng hòa thảo luận và phê chuẩn và Tổng thống Ngô Đình Diệm ký ban hành vào ngày 6 tháng 5 năm 1959, tăng mức hình phạt cho những ai liên hệ đến chủ nghĩa cộng sản và mở những tòa án quân sự lưu động để xét xử bị cáo.[53]

Chính phủ Việt Nam Cộng hòa cũng tiến hành các chiến dịch tố cộng, diệt cộng, liên gia phòng vệ, dồn dân lập ấp chiến lược... một cách quyết liệt[54] không tính đến các đặc điểm tâm lý và quyền lợi của dân chúng cũng như hoàn cảnh lịch sử Việt Nam. Những biện pháp cứng rắn nhất được áp dụng, ví dụ ngày 16-8-1954, quân Việt Nam Cộng hoà đã nổ súng trấn áp đoàn biểu tình ở thị xã Gò Công, bắn chết 8 người và 162 người bị thương.[55] Việc dồn dân vào các ấp chiến lược đã khiến ruộng đất ở miền Nam bị bỏ hoang cũng như đã vi phạm nghiêm trọng quyền tự do đi lại và tự do di trú của người dân. Người dân trong ấp chiến lược bị kiểm soát chặt chẽ, hoạt động trao đổi thông tin giữa trong và ngoài ấp chiến lược để bị theo dõi sát sao đến mức quyền giữ bí mật thông tin của người dân thường xuyên bị xâm phạm, quyền tự do tiếp cận thông tin không được đảm bảo,...[56][57][58][59]

Để tăng tính uy hiếp, Việt Nam Cộng hòa sử dụng cả máy chém để hành quyết phạm nhân. Nhiều vụ xử chém của Việt Nam Cộng hòa được diễn ra công khai trước dân chúng, đầu phạm nhân được đem bêu để cảnh cáo. Báo The Straits Times (Singapore) ngày 24 tháng 7 năm 1959 có bài viết tường thuật cảnh 1.000 người dân xem xử chém ở Sài Gòn[60] Báo Buổi sáng (Sài Gòn) ngày 15-10-1959 có viết: “Theo một phán quyết của phiên xử vắng mặt của Tòa án Quân sự Đặc biệt ngày 02 tháng 10, Nguyễn Văn Lép, tức Tư Út Lép, một Việt Cộng, đã bị tuyên án tử hình. Cách đây một tuần, Lép đã bị sa vào lưới của Cảnh sát trong một khu rừng ở Tây Ninh. Bản án tử hình đã được thi hành … Hiện đầu và gan của tên tử tù đã được Hội đồng xã Hào Đước cho đem bêu trước dân chúng”[61].

Trong thời gian từ 1955 đến 1960, theo số liệu của Việt Nam Cộng hoà, đã có 48.250 người bị tống giam,[62]. Theo một nguồn khác từ Mỹ, đã có khoảng 24.000 người bị thương, 80.000 bị hành quyết hay bị ám sát, 275.000 người bị cầm tù, thẩm vấn hoặc với tra tấn hoặc không, và khoảng 500.000 bị đưa đi các trại tập trung.[63] Điều này đã làm biến dạng mô hình xã hội, suy giảm niềm tin của dân chúng vào chính phủ Ngô Đình Diệm và đẩy những người kháng chiến (Việt Minh) vào rừng lập chiến khu. Tình trạng binh lính Việt Nam Cộng hòa giết hại tù nhân trong trại thường xuyên xảy ra. Để che mắt dư luận, chính quyền Ngô Đình Diệm thường bố trí một sân tập bắn ngay cạnh khu trại giam. Chế độ trong trại cho người bị giam rất kham khổ với điều kiện sống không đảm bảo, với dịch bệnh thường xuyên.[64] Dư luận chỉ biết tới tình trạng này khi Ngô Đình Diệm bị đảo chính.

Tôn giáo
Bài viết hoặc đoạn này hiện đang gây tranh cãi về tính trung lập. Có thể có thảo luận liên quan tại trang thảo luận. Xin đừng xóa bảng thông báo này cho đến khi kết thúc hoặc đạt được đồng thuận trong vấn đề này.

Chế độ Ngô Đình Diệm do Mỹ hậu thuẫn nhằm duy trì một nhà nước phi cộng sản tại miền Nam Việt Nam. Mặc dù Mỹ và Ngô Đình Diệm tuyên truyền về một chính quyền Cộng hòa trong đó có tự do tín ngưỡng, tôn giáo, nhưng chế độ Ngô Đình Diệm lại thi hành chính sách ngầm ủng hộ Thiên Chúa giáo và phân biệt các tôn giáo khác.[65]

Chỉ thị số 10 của Phủ Tổng thống (Diệm), lấy lại Đạo dụ của chế độ thuộc địa, quy. định: “Tất cả các hiệp hội tôn giáo, văn hóa, thể dục, chỉ trừ Công giáo, không được quyền mua các bất động sản nếu không có phép riêng của Phủ Tổng thống”. Bản văn của Đạo dụ đặt Công giáo ra ngoài, các tôn giáo khác trong đó có Phật giáo bị hạ xuống hàng các hiệp hội văn hóa thể thao. Đây rõ ràng là chính sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. 90% là ngoài Công giáo mà bị kìm hãm dưới một thứ “Chính phủ Công giáo"[65] Ngoài Phật giáo, Công giáo, Tin Lành ở Nam Bộ còn là nơi phát tích của nhiều tôn giáo và các ông Đạo. Như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa đặc biệt là đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo. Thời chính quyền Ngô Đình Diệm, hai tôn giáo này đều có lực lượng vũ trang riêng, âm mưu biến vùng đất có tín đồ của họ thành khu tự trị[65].

Trước tình hình đó, để thống nhất lực lượng, xóa bỏ tình trạng quân phiệt cát cứ, Ngô Đình Diệm kêu gọi các giáo phái hợp nhất lực lượng vũ trang và sáp nhập vào quân đội Việt Nam Cộng hòa. Khi biện pháp kêu gọi không được các giáo phái ủng hộ, Ngô Đình Diệm cắt những khoản tài trợ cho các giáo phái, đánh vào hoạt động kinh tế của họ, đưa người xâm nhập vào hàng ngũ lãnh đạo giáo phái để mua chuộc, chia rẽ. Những bộ phận của từng giáo phái có hành động chống đối đều bị Ngô Đình Diệm huy động quân đội đàn áp, đánh dẹp[65].

Đối với đạo Cao Đài, một lực lượng gồm 5.000 người do Trung tướng Nguyễn Thành Phương đã ra hàng Ngô Đình Diệm. Một lực lượng khác của Phật giáo Hòa Hảo do thiếu tướng Nguyễn Giác Ngộ cũng ra hàng. Tuy nhiên Ngô Đình Diệm vẫn không kêu gọi được nhóm Phật giáo Hòa Hảo của đại tá Lê Quang Vinh, tức Ba Cụt với một lực lượng vũ trang gồm 1.760 người Trước tình hình đó, chính phủ Sài Gòn ra lệnh giải tán quân đội Cao Đài, hủy bỏ các đặc quyền dành cho giáo phái. Cao Đài ở trong một tình trạng phân hóa đặc biệt, đa số các tướng lĩnh buộc phải đầu hàng chính phủ Sài Gòn Năm 1955, Nguyễn Thành Phương thành lập "ban Thanh trừng" để thanh lọc hàng ngũ Cao Đài. Trong số đạo hữu bị bắt có hai người con gái của Hộ pháp Phạm Công Tắc[65].

Ngô Đình Diệm sử dụng Đạo dụ số 10 coi các tôn giáo ngoài Công giáo là hiệp hội. Đạo dụ số 10 vốn do Bảo Đại ký ngày 06-08-1950, nhưng Hòa thượng Trí Quang đã vận động bà Từ Cung, mẹ vua Bảo Đại, khiến đạo dụ đã không thể thi hành. Dù Ngô Đình Diệm đã truất phế Bảo Đại, nhưng Đạo dụ số 10 vẫn được dùng lại. Đến thời Ngô Đình Diệm (1955-1963), trong bảng nghi lễ của các học đường vẫn không có lễ Phật đản là đương nhiên, nhưng lễ Noen lại được nghỉ đến 15 ngày. Ngày 9-1-1956, chính quyền Ngô Đình Diệm ra Dụ số 4 hủy bỏ ngày lễ Phật đản trong danh sách cho các học đường, công chức và binh sĩ. Điều này gây nên sự công phẫn trong dư luận xã hội nói chung và Tăng Ni, Phật tử miền Nam nói riêng[65]

Trên núi Thiên Bút, tỉnh Quảng Ngãi vốn có nền cũ của Phật giáo, chính quyền Ngô Đình Diệm tìm cách chiếm lấy để Công giáo xây nhà thờ. Tín đồ Phật giáo địa phương phản ứng quyết liệt. Cuộc đấu tranh giữ chùa trên núi Thiên Bút kéo dài cho đến năm 1963, chính quyền buộc phải hoãn việc xây nhà thờ Công giáo[65]. Ngày 27-7-1961, tại Cà Mau, quân đội Ngô Đình Diệm bắn hàng loạt đạn cối vào chùa Cao Dân, xã Tân Lộc khi 200 người dân và sư sãi Khmer đang làm lễ nhập hạ, làm 20 người chết và bị thương[65].

Trong cuốn Phật giáo Việt Nam (từ khởi thủy đến 1981) của Bồ Đề Tân Thanh – Nguyễn Đại Đồng ghi lại: “Ngô Đình Diệm còn lợi dụng Công giáo, gắn chiêu bài và xúi giục người Công giáo chống cộng. Bắt người Lương và Phật tử phải theo đạo Thiên Chúa, nhận rửa tội và gia nhập đạo Công giáo sẽ được ra khỏi trại giam”. Cùng vấn đề này, cuốn Lịch sử Phật giáo xứ Huế của Thích Hải Ấn và Hà Xuân Liêm viết: “Đối với dân gian từ năm 1954 đến năm 1963, chế độ Ngô Đình Diệm đã giết chết, bắt giam, tra tấn Phật giáo đồ; dụ dỗ cải đạo, cấm Phật tử đi lễ chùa”[65].

Thời kỳ hậu Ngô Đình Diệm
Tự do ngôn luận

Trong những năm cầm quyền, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã cho áp dụng nhiều hình thức đàn áp báo chí và các sinh viên, học sinh Sài Gòn. Năm 1972, Nguyễn Văn Thiệu đã cho áp dụng Sắc luật 007. Sắc luật 007 với quy định số tiền phải ký quỹ rất lớn làm nhiều báo không có tiền ký đành đóng cửa. Theo Sắc luật 007, tờ báo nào bị tịch thu lần thứ hai do có bài vi phạm an ninh quốc gia và trật tự công cộng thì sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn. Ðiều này được xem như dùng "bàn tay sắt" đối với giới báo chí tại miền nam. Sau khi sắc luật này ra đời, nhiều tờ báo bị đóng cửa, chủ báo bị phạt, bị tịch thu tiền ký quỹ, một số người còn bị tù. Có khoảng 70% số người làm báo bị thất nghiệp.[66]

Tù nhân

Việt Nam Cộng hòa còn xây dựng 1 hệ thống nhà tù trên miền Nam, một số nhà tù được xây mới như Nhà tù Phú Lợi hay sử dụng lại các nhà tù cũ của Pháp ví dụ là Nhà tù Côn ĐảoNhà tù Phú Quốc, dùng để giam giữ những người tù chính trị hoặc binh lính Quân Giải Phóng, Quân đội nhân dân. Ở đây, tù nhân phải nằm trên nền xi măng ẩm thấp, không có giường ngủ, đa số bị mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp do nền nhà ẩm thấp, bị suy dinh dưỡng do không được cho ăn, được chữa bệnh một cách đầy đủ. Nhà tù Phú Quốc có những hình thức tra tấn ghê rợn như: đóng đinh, chuồng cọp kẽm gai, ăn cơm nhạt (tù nhân không được ăn muối, sau hai tháng mắt sẽ bị mờ, sau 5-6 tháng liền có người bị mù hẳn), lộn vỉ sắt, gõ thùng, đục răng, bẻ răng,[67] roi cá đuối, lấy bao bố trùm lên người tù rồi ném vào chảo nước sôi, dùng bóng đèn công suất lớn để sát mặt người tù trong thời gian dài cho nổ con ngươi, dùng lửa đốt miệng, bộ phận sinh dục,[68] đi tàu bay (treo ngược tù nhân rồi cho quay quanh trần nhà), trước cá lóc, đi tàu thủy...[69]

Theo báo cáo đặc biệt năm 1973 của Tổ chức Ân xá quốc tế (amnesty international - AI), có tồn tại việc chính quyền Việt Nam Cộng hòa đàn áp những người bất đồng chính kiến, trong đó có việc lạm dụng các điều luật mơ hồ để bắt giữ tuỳ tiện, tra tấn, và xét xử bằng toà án binh. Những người dân thường bị Việt Nam Cộng hòa giam giữ đều được Tổ chức Ân xá Quốc tế xem là tù nhân chính trị, vì đa phần trong số đó bị giam giữ vì lý do bất đồng chính kiến. Nhiều người bị bắt mặc dù không có liên hệ với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam hay Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Theo AI, Việt Nam Cộng hòa có bốn loại tù nhân bao gồm: tù hình sự, những người thuộc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam hay Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, những người có liên hệ với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam hay Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và những người bất đồng chính kiến. Những người bất đồng chính kiến được phía Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gọi là "lực lượng chính trị thứ ba" tại miền Nam. AI cho rằng Việt Nam Cộng hòa giam giữ khoảng 200.000 tù chính trị nhưng phía Việt Nam Cộng hòa cho rằng họ chỉ giam khoảng 37.000 người. Một trường hợp tiêu biểu của AI nhắc tới là dân biểu Trần Ngọc Châu một người bất đồng chính kiến bị chính quyền Nguyễn Văn Thiệu quy chụp là cộng sản nằm vùng. Sau Hiệp định Paris, ông Châu được trao trả cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhưng ông từ chối vì cho rằng mình không phải là cộng sản. Thực tế đã chứng minh điều đó khi sau năm 1975, ông này đã sang Hoa Kỳ định cư. Theo AI, Việt Nam Cộng hòa đã bắt bớ và giam giữ tuỳ tiện những người bất đồng chính kiến ở miền Nam thông qua những điều luật chống Cộng mơ hồ và tù binh không được hưởng các quy chế quốc tế. Nhiều tù chính trị bị coi là đặc biệt nguy hiểm bị giam giữ mà không qua xét xử. Nhiều phiên xử của các tòa án binh chỉ kéo dài trong 5 phút. Theo AI, tù nhân chính trị còn bị tra tấn, bức cung, nhục hình tại các nhà giam, đặc biệt là tại Tổng nha Cảnh sát Quốc gia Đô thành Sài Gòn. Tình trạng đối xử tàn tệ với tù nhân diễn ra khốc liệt hơn khi Quân lực Việt Nam Cộng hòa và cố vấn Hoa Kỳ can thiệp vào các trại giam. Báo cáo cho biết việc biệt giam, cùm, đánh đập dã man và nhốt tù nhân trong chuồng cọp khiến cho một số tù nhân bị tàn tật vĩnh viễn. Một số tù nhân đã chết trong ngục hoặc bị liệt nửa người. Từ năm 1972, hội Chữ thập đỏ bị ngăn cấm vào tiếp xúc và hỗ trợ cho tù chính trị. Đa số người bị cáo buộc vi phạm những tội chính trị kể trên đều bị giam giữ vô thời hạn mà không được mang ra xét xử. Căn cứ vào Điều 4, Hiến pháp năm 1967 về việc bài trừ chủ nghĩa Cộng sản, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thường bắt người với lý do “gây nguy hiểm đến an ninh quốc gia”, “gây suy sụp tinh thần chiến sỹ quân đội”, tập hợp người gây bất lợi cho an ninh quốc gia, cổ súy chủ thuyết cộng sản, thân cộng, thân cộng-trung lập,...Luật nhà binh được chính quyền sử dụng trong các vụ án chính trị.[70]

Các vi phạm trong chiến tranh

Các vụ thảm sát xảy ra trong chiến tranh Việt Nam gây ra bởi quân đội Hoa Kỳ và quân đồng minh. Nổi bật là các vụ gây ra bới quân đội Hàn Quốc, chủ yếu nhắm vào ba tỉnh Bình Định, Quảng NgãiPhú Yên — ba tỉnh mà quân đội Hàn Quốc thường đóng quân và tiến hành các chiến dịch truy tìm nơi ẩn náu của lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Việt Cộng).[71] Tờ báo Hankyoreh từng nhắc đến việc quân đội Hàn Quốc tàn sát thường dân Việt Nam (대량학살)[72]. Một ước tính cho rằng quân đội Hàn Quốc đã tàn sát hơn 300.000 người Việt trong suốt cuộc chiến tranh tại Việt Nam[73]. Ngoài ra, nhiều lính Hàn Quốc đã hiếp dâm phụ nữ Việt Nam[74] dẫn tới việc có những đứa con lai Việt-Hàn (Lai Đại Hàn) bị bỏ lại sau chiến tranh. Sự hung bạo của Quân đội Hàn Quốc vẫn được người Việt Nam (đặc biệt là các tỉnh miền Trung) kể lại nhiều năm sau chiến tranh với thái độ kinh sợ, thù oán còn hơn cả với lính Mỹ.

Cơ quan Lưu trữ Hồ sơ và Tài liệu Quốc gia (NARA) của Hoa Kỳ đã có hơn 9.000 trang tư liệu, hồ sơ cung cấp chi tiết về 320 cuộc thảm sát lớn nhỏ đã được cơ quan điều tra của quân đội Mỹ xác minh và có những bằng chứng cụ thể. Trong đó có những vụ thảm sát tương đương mức độ như thảm sát Sơn Mỹ của quân đội Mỹ tại Việt Nam mà chưa được ghi nhận đầy đủ, những hồ sơ còn nhiều thiếu sót, còn nhiều cuộc thảm sát không được đưa vào hồ sơ, hoặc bị che giấu bưng bít thành công. Các vụ việc còn lưu giữ trong hồ sơ NARA có thể kể đến: Bảy vụ thảm sát lớn từ 1967 đến 1971, mỗi vụ có ít nhất 137 người dân bị giết, 78 vụ thảm sát khác vào những người dân thường, mỗi vụ có ít nhất 57 người bị giết và 56 người bị gây thương tật, 15 vụ hãm hiếp hàng loạt, hiếp trước giết sau, 141 vụ tra tấn vô nhân đạo thường dân hoặc tù binh chiến tranh. Ngoài 320 cuộc thảm sát được xác minh, hồ sơ còn có những tài liệu có liên quan đến hơn 500 hành động tàn ác mà các điều tra viên chưa thể chứng minh hoặc không được quan tâm đến[75].

Không lực Hoa Kỳ ném bom bừa bãi khắp nơi, bất kể đó là mục tiêu dân sự hay quân sự thì chỉ cần nhận được tin tình báo hoặc do thám vị trí có Quân Giải phóng là họ ném bom không thương tiếc. Chính vì thế mà nhiều công trình dân sự dân sinh và cả nhà dân đều bị trúng bom không phải 1-2 lần mà rất nhiều lần.

Kết thúc chiến tranh, 2-4 triệu người dân Việt Nam, 50.000 thường dân Lào, 70.000 thường dân Campuchia chết chủ yếu do bom mìn. Hàng trăm nghìn tấn bom đạn vẫn còn sót lại tại Đông Dương nhưng nhiều nhất vẫn là ở Việt Nam, chiếm tới trên 20% diện tích cả nước và ở rất nhiều nơi. Theo thống kê chưa đầy đủ: Việt Nam đã có 42.132 người bị chết và 62.163 người bị thương, do bom mìn sót lại sau chiến tranh gây ra. Trung bình mỗi năm bom mìn sót lại sau chiến tranh cướp đi tính mạng của 1.535 người và 2.272 người khác phải mang thương tật suốt đời.[76] Một ví dụ là Chiến dịch Speedy Express, được mô tả bởi John Paul Vann, là một vụ thảm sát còn ghê gớm gấp nhiều lần Thảm sát Mỹ Lai[77]

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng cùng với những trẻ em nhiễm chất độc da cam, được chăm sóc tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ.

Chất độc da cam là loại chất độc được điều chế từ Hormone thực vật và 2,3,7,8-TCDD dioxin, loại chất này được quân đội Hoa Kỳ sử dụng tại Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam nhằm làm rụng là và tiêu diệt thực vật trên mặt đất để du kích và lính Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam không còn nơi ẩn nấp. Trong 10 năm, từ 1961 đến 1971, của Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã rải hơn 18,2 triệu gallon chất độc da cam với thành phần chứa dioxin xuống hơn 10% diện tích đất ở miền Nam Việt Nam. Việc rải chất độc da cam đã trở thành 1 chiến dịch quân sự mang tên Chiến dịch Ranch Hand. Do nó có chứa chất Dioxin - nguyên nhân của nhiều bệnh như ung thư, dị dạng và nhiều rối loạn chức năng ở cả người Việt lẫn các cựu quân nhân Hoa Kỳ nên chất độc da cam tồn tại rất lâu trong môi trường cũng như trong cơ thể con người và động vật. Nó có thể di truyền trong cơ thể con người qua nhiều thế hệ. Đây chính là tác nhân chính của nhiều trường hợp dị dạng của những người từng tham gia chiến tranh tại Việt Nam và cả con cháu của họ. Hậu quả của chất da cam vô cùng to lớn,làm nhiễm độc và tàn phá hàng triệu hécta rừng và đất nông nghiệp. Nhiều người cho rằng ngoài tác hại cho môi trường, hóa chất này còn gây hậu quả trầm trọng cho tính mạng, sức khỏe của nhiều người Việt, thậm chí tới các thế hệ sinh ra sau chiến tranh. Hiện nay, ước tính có khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, sống tập trung tại các tỉnh dọc đường Trường Sơn và biên giới với Campuchia. Hàng trăm nghìn người trong số đó đã qua đời. Hàng triệu người và cả con cháu của họ đang phải sống trong bệnh tật, nghèo khó do di chứng của chất độc da cam[78]. Chính phủ Mỹ muốn chính quyền Sài Gòn phải nhận trách nhiệm về việc sử dụng chất diệt cỏ, và đã yêu cầu Tổng thống Ngô Đình Diệm ra tuyên bố rằng các chất này không gây hại gì cho sức khỏe con người [79]. Trong suốt thời gian cuộc chiến, các báo cáo về tình trạng dị dạng bẩm sinh xuất hiện trên báo chí Sài Gòn đều bị gạt bỏ vì cho rằng điều này giúp tuyên truyền cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và lực lượng thứ 3.[80]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhân quyền tại Việt Nam http://www.china.org.cn/english/features/bjrenquan... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40337871_Vi%... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40835907 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/12/1512... http://transcripts.cnn.com/TRANSCRIPTS/0706/24/le.... http://www.latimes.com/news/la-na-vietnam6aug06-st... http://www.newsweek.com/apocalypse-then-157805 http://www.nhanquyenvn.com/2016/12/hoi-cuu-tu-nhan... http://vietnamupr.com/2014/06/upr-cua-viet-nam-va-... http://vietnamupr.com/ve-vietnam-upr/